Ghi chú Tađêô_Lê_Hữu_Từ

  1. Ông Trùm là người đứng đầu ban Quới chức (Hội đồng Mục vụ Giáo xứ), theo Giáo luật Công giáo phải là người có uy tín và có khả năng qui tụ người khác.[7][8] Các ông trùm họ lo việc hỗ trợ các hành động mục vụ tôn giáo như đọc kinh nghiệm, phát triển cơ sở vật chất,... Các ông này có vai trò quan trọng họ đạo khi họ đạo không có linh mục.
  2. Một số tài liệu ghi nhận là ngày 14 tháng 6 năm 1945.[1][5]
  3. Liên đoàn hoạt động với mục đích:[4]
    1. Bênh vực quyền lợi tinh thần và vật chất của Hội Thánh Việt Nam và giáo dân Việt Nam, trong phạm vi quyền lợi của Quốc gia dân tộc.2. Giúp đỡ hội viên về phương diện tiến bộ tinh thần và tăng tiến đạo đức.3. Truyền bá lý tưởng Công giáo và lòng ái quốc trong đời sống cá nhân, gia đình, nghề nghiệp và xã hội.4. Gây tình thân thiện giữa những người Công giáo và ngoại giáo Việt Nam.5. Liên hiệp những người Công giáo Việt Nam sống trong nước Việt Nam tự do và cùng chung số phận với dân chúng Việt Nam. Vì thế Liên Đoàn có phần trách nhiệm trong việc xây dựng nước nhà, duy trì và củng cố nền độc lập của Quốc gia, bằng cách ủng hộ những sáng kiến của chính phủ. Xây dựng có nghĩa là xây dựng Quốc gia Việt Nam, lực lượng Việt Nam, xã hội Việt Nam, tinh thần Việt Nam, tương lai Việt Nam. LĐCG trong phạm vi hoạt động tùy theo những phương tiện của mình sẽ cộng tác một cách đắc lực vào công cuộc đó. Liên Đoàn Công giáo không phải là một đảng phái chính trị...
  4. Về phía giáo quyền, bản điều lệ của tổ chức mới này được Khâm sứ Tòa thánh Drapier đệ trình lên Tòa Thánh và được Hồng y Bộ trưởng Bộ Truyền giáo đã tán thành trong thư trả lời vào tháng 5 năm 1946. Về phía chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho phép Liên đoàn hoạt động với tư cách pháp nhân được công nhận là một "hội" do Nghị định số 305 NV/DC ấn ký bởi Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng vào tháng 10 năm 1946. Liên đoàn hoạt động song hành với tổ chức Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc, một thành viên của Mặt trận Việt Minh nhưng nhanh chóng dừng hoạt động trừ địa bàn Địa phận Vinh do Pháp nhảy dù chiếm đóng các thành thị. Tại địa phận Phát Diệm, vai trò của tổ chức này bị lu mờ bởi Tổng Bộ Tự Vệ Phát Diệm.[4]
  5. Có nguồn tin là 50 người.[4]
  6. Có tài liệu ghi nhận ngày 20 tháng 1 năm 1946.[11]
  7. Thông tin có thể chưa chính xác về thời gian.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tađêô_Lê_Hữu_Từ http://indochine.uqam.ca/en/historical-dictionary/... http://indochine.uqam.ca/en/historical-dictionary/... http://giaoluatconggiao.com/Cac-Quy-Che/tu-chinh-h... http://archive.is/7xWf http://giaophanvinhlong.net/Dieu-Le-Quoi-Chuc-Gp-V... http://thuvienconggiaovietnam.net/admintvcg/upload... http://www.gcatholic.org/dioceses/diocese/buic0.ht... http://www.gcatholic.org/dioceses/former/t0607.htm http://vntaiwan.catholic.org.tw/vnchurch/phatdiem/... http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/phatd...